Khoán công tác phí có tính thuế TNCN không?

  • Thread starter buitranthebao
  • Ngày gửi
B

buitranthebao

Sơ cấp
19/8/15
43
4
8
32
Hà Nội
Chào cả nhà cho e hỏi
Công ty e khoán công tác phí cho nhân viên 1 khoản là 3.000.000 đ/tháng để đi công tác nước ngooài trong khoảng 10-15 ngày. Vậy cho e hỏi khoản 3.000.000đ có phải tính thuế TNCN cho nhân viên này không ạ?
E cảm ơn!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,751
970
113
TP.Hồ Chí Minh
- Trường hợp 1: Nếu trả vào lương và nằm trên bảng lương chi trả hàng tháng thì tính thuế TNCN và để tính thuế TNDN thì trong hợp đồng có ghi hoặc:

Căn cứ: THÔNG TƯ
Số: 96/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2015 Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuếvà sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
2.6.
Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoảước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
 
  • Like
Reactions: phantuannam
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,751
970
113
TP.Hồ Chí Minh
+Trường hợp 2: Nếu không nằm trong mục trên thì xem là công tác phí nếu đầy đủ chứng từ: được tính vào thuế TNDN không tính thuế TNCN
+Không nằm trên bảng lương ko trả vào bảng lương
+ Hạch toán: Nợ TK 141/ có TK 111,112
+ Hoàn ứng công tác và thanh quyết toán kèm theo chứng từ: Nợ TK 642,152,156……/ Có TK 141 (xem chi tiết ở chế độ kế toán doanh nghiệp về tài khoản 141)

Sau khi đi công tác về thủ tục thanh tóan như sau:

+ Giấy đề nghị thanh toán (theo mẫu 05-TT)
+ Phiếu chi tiền nếu là tiền mặt, Ủy nhiệm chi nếu là chuyển khoản
+ Bảng kê chi tiết từng khoản chi phí
+ Quyết định cử đi công tác: nơi đi nơi đến, thời gian công tác
+ Bảng quyết toán công tác phí hoàn thành kèm theo hoá đơn tài chính hợp lệ thanh toán tiền ăn, ở, các chứng từ khác như vé tàu xe, cầu phà, đường... cước hành lý (nếu có).
+ Hoá đơn tài chính (Bản gốc + bản copy)
Nếu vượt khung cho phép của công tác phí thì căn cứ tình hình thực tế và các chứng từ hợp lý hợp lệ công ty chi tiền trả lại người đi công tác, nếu thừa so với dự toán công tác phí thì phải hoàn nhập lại quỹ, hoặc trừ vào lương.
Lưu ý: Khi làm thanh toán chi phí đi công tác phải theo quy định của nhà nước & TCT. Chứng từ thanh toán bằng tiếng nước ngoài phải có phiên dịch sang tiếng việt. căn cứ các chứng từ trên công ty thanh quyết toán với người được cứ đi công tác
- Nếu sử dụng dịch phòng nghỉ khách sạn phải có booking xác nhận đặt phòng, nếu là đi máy bay phải có các chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.”
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Công tác phí ko tính vào thuế TNCN nhé. Cái này khẳng định luôn. Đã qua vài kỳ thanh tra thuế.
Nó là khoản chi phí phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tương tự như tiền ăn ca. Nếu trả phụ cấp ăn ca vào lương cũng tương tự. Ko ai đánh thuế nó cả.
Nếu cứ khoán chi phí mà đánh thuế thế thì chả ai dám nhận chi phí khoán để đi công tác đâu.
 
  • Like
Reactions: satthutretho17
B

buitranthebao

Sơ cấp
19/8/15
43
4
8
32
Hà Nội
Công tác phí ko tính vào thuế TNCN nhé. Cái này khẳng định luôn. Đã qua vài kỳ thanh tra thuế.
Nó là khoản chi phí phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tương tự như tiền ăn ca. Nếu trả phụ cấp ăn ca vào lương cũng tương tự. Ko ai đánh thuế nó cả.
Nếu cứ khoán chi phí mà đánh thuế thế thì chả ai dám nhận chi phí khoán để đi công tác đâu.
Vâng e cảm ơn bác, vậy khi hạch toán khoản công tác phí này có phải đưa vào ghi
Nợ 642
Có 111/ 112. Như vậy có đúng không ạ?
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Vâng e cảm ơn bác, vậy khi hạch toán khoản công tác phí này có phải đưa vào ghi
Nợ 642
Có 111/ 112. Như vậy có đúng không ạ?
Công tác phí này bạn hạch toán chi phí bình thường.
Khi tính thuế TNCN thì nhớ trừ bỏ đi.
 
caochienpy

caochienpy

Cao cấp
21/8/10
412
180
43
cao xa lam thao phu tho
Công tác phí ko tính vào thuế TNCN nhé. Cái này khẳng định luôn. Đã qua vài kỳ thanh tra thuế.
Nó là khoản chi phí phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tương tự như tiền ăn ca. Nếu trả phụ cấp ăn ca vào lương cũng tương tự. Ko ai đánh thuế nó cả.
Nếu cứ khoán chi phí mà đánh thuế thế thì chả ai dám nhận chi phí khoán để đi công tác đâu.
- Tại Khoản 2.8 Điều 6 TT78/2014/TT-BTC quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
"Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động; Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
..."
=> Trường hợp Công ty theo trình bày cử người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quyết định của Thủ trưởng đơn vị, có phát sinh trả tiền thuê khách sạn cho người lao động trong thời gian công tác nếu có hóa đơn hợp pháp của nước người lao động đi công tác và đáp ứng điều kiện chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với các hóa đơn có giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động đi công tác. Riêng khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác nếu không vượt quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước (TT102/2012/TT-BTC) thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động .
Bạn lưu ý nhé phụ cấp 3 tr bạn đi công tác được ở nước nào và làm sao bạn sông được từ 10 đến 15 ngày ở đó ? Nếu tiền phụ cấp gắn liền với một chuyến công tác nước ngoài có HĐ chứng từ hợp lệ thì khoản phụ cấp này không vượt quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước (TT102/2012/TT-BTC) .
Nếu phụ cấp này phát sinh hàng tháng thì không hợp lý .
Luật Thuế xét đến " Yếu tố hợp lý và hợp lệ " có rất nhiều khoản hợp lệ (có đủ HĐ chứng từ ) vẫn bị loại .
 
Sửa lần cuối:
H

hieu@

Trung cấp
20/8/15
107
26
28
32
Bạn đọc lại TT 96 nha điểm 4.7 về khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác.
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Bạn đọc lại TT 96 nha điểm 4.7 về khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác.
"Phụ cấp" cho người đi lao động công tác.
Cái này do ngôn từ sử dụng nhé. Ko cẩn thận là dính thuế TNCN ngay đấy.
 
B

buitranthebao

Sơ cấp
19/8/15
43
4
8
32
Hà Nội
- Trường hợp 1: Nếu trả vào lương và nằm trên bảng lương chi trả hàng tháng thì tính thuế TNCN và để tính thuế TNDN thì trong hợp đồng có ghi hoặc:

Căn cứ: THÔNG TƯ
Số: 96/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2015 Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuếvà sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
2.6.
Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoảước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
E cảm ơn bác, Công ty e thuộc vào TH này đây ạ. Như vậy nếu e trả công tác phí cho họ thì vẫn phải tính thuế TNCN đúng ko bác :( e thây lơ mơ vấn đề này quá
 
  • Like
Reactions: lapbitas
H

hieu@

Trung cấp
20/8/15
107
26
28
32
Bỏ mức khống chế đối với khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp có khoán phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán.
 
caochienpy

caochienpy

Cao cấp
21/8/10
412
180
43
cao xa lam thao phu tho
Bỏ mức khống chế đối với khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp có khoán phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán.
Đây là bạn đề cập đến vấn đề chi phí được trừ khi tính thuế TNDN của doanh nghiệp . Nhưng mấu chốt của vấn đề là bạn phải chứng minh được tính hợp lý và hợp lệ của nó . Không phải bỏ mức khống chế là bạn thích tăng bao nhiêu cũng được .
Tinh thần chung của văn bản pháp luật những năm gần đây là hướng chuẩn mực kế toán.. Việt nam xích lại gần hơn với chuẩn kế toán quốc tế IFRS . Nghĩa là những chi phí thực tế phát sinh ở doanh nghiệp được ghi nhận đầy đủ không bị khống chế áp trần như trước ( Tiền chi tiếp khách,khuyến mãi, đồng phục,công tác phí....) bị giới hạn theo luật vấn đề quan trọng nhất là phải chứng minh CP đó phát sinh thât và hợp lý .
 
B

buitranthebao

Sơ cấp
19/8/15
43
4
8
32
Hà Nội
- Tại Khoản 2.8 Điều 6 TT78/2014/TT-BTC quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
"Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động; Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
..."
=> Trường hợp Công ty theo trình bày cử người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quyết định của Thủ trưởng đơn vị, có phát sinh trả tiền thuê khách sạn cho người lao động trong thời gian công tác nếu có hóa đơn hợp pháp của nước người lao động đi công tác và đáp ứng điều kiện chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với các hóa đơn có giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động đi công tác. Riêng khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác nếu không vượt quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước (TT102/2012/TT-BTC) thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động .
Bạn lưu ý nhé phụ cấp 3 tr bạn đi công tác được ở nước nào và làm sao bạn sông được từ 10 đến 15 ngày ở đó ? Nếu tiền phụ cấp gắn liền với một chuyến công tác nước ngoài có HĐ chứng từ hợp lệ thì khoản phụ cấp này không vượt quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước (TT102/2012/TT-BTC) .
Nếu phụ cấp này phát sinh hàng tháng thì không hợp lý .
Luật Thuế xét đến " Yếu tố hợp lý và hợp lệ " có rất nhiều khoản hợp lệ (có đủ HĐ chứng từ ) vẫn bị loại .
Thực ra thì khoản công tác phí nhiều hơn 3.000.000 ạ. Cty e khoán cho họ mức >3.000.000 đó, nhưng khi họ đi công tác về ko có mang hóa đơn tiền phòng, tiền đi lại, tàu xe... về cho công ty ạ. Như vậy e không có chứng từ để chứng minh khoản chi đó. Vậy khoản >3.000.000 tính e phải tính thế nào ạ? e có tính thuế TNCN khoản đó không ạ?
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Bạn hieu@ đã đưa ra các quy định cập nhật ở trên là đúng rồi đó. Trường hợp của Kin7 nếu từ năm 2014 trở về trước mà khoản khoán chi này không vượt quá mức chi theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

Quy định về tính thuế TNCN tại TT 111:

Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
....

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
....
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
...
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
...
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Quy định về tính thuế TNDN

Nếu cho kỳ tính thuế 2014 (TT 78):

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế


2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
........
Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

Nếu cho kỳ tính thuế 2015 trở đi áp dụng TT 96:

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Điều 6.
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
....
Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.

Như vậy theo quy định hiện hành thì toàn bộ khoản khoán công tác phí theo quy chế chi tiêu tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN (không khống chế mức tối đa), và không phải tính là thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN,
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Có 1 cái rất là đau đầu.
Đấy là công thức tính thuế TNCN thì ko ai hỏi.
 
T

thuhang7980

Trung cấp
16/12/14
114
30
28
45
Bạn hieu@ đã đưa ra các quy định cập nhật ở trên là đúng rồi đó. Trường hợp của Kin7 nếu từ năm 2014 trở về trước mà khoản khoán chi này không vượt quá mức chi theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

Quy định về tính thuế TNCN tại TT 111:

Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
....

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
....
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
...
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
...
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Quy định về tính thuế TNDN

Nếu cho kỳ tính thuế 2014 (TT 78):

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế


2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
........
Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

Nếu cho kỳ tính thuế 2015 trở đi áp dụng TT 96:

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Điều 6.
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
....
Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.

Như vậy theo quy định hiện hành thì toàn bộ khoản khoán công tác phí theo quy chế chi tiêu tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN (không khống chế mức tối đa), và không phải tính là thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN,
Cái này hay nè. Lưu lại để học hỏi thôi.
 
B

buitranthebao

Sơ cấp
19/8/15
43
4
8
32
Hà Nội
Bạn hieu@ đã đưa ra các quy định cập nhật ở trên là đúng rồi đó. Trường hợp của Kin7 nếu từ năm 2014 trở về trước mà khoản khoán chi này không vượt quá mức chi theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

Quy định về tính thuế TNCN tại TT 111:

Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
....

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
....
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
...
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
...
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Quy định về tính thuế TNDN

Nếu cho kỳ tính thuế 2014 (TT 78):

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế


2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
........
Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

Nếu cho kỳ tính thuế 2015 trở đi áp dụng TT 96:

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Điều 6.
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
....
Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.

Như vậy theo quy định hiện hành thì toàn bộ khoản khoán công tác phí theo quy chế chi tiêu tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN (không khống chế mức tối đa), và không phải tính là thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN,
E cảm ơn ạ :)
 
H

Hunghuongvp

Guest
29/9/15
2
0
1
31
Bạn hieu@ đã đưa ra các quy định cập nhật ở trên là đúng rồi đó. Trường hợp của Kin7 nếu từ năm 2014 trở về trước mà khoản khoán chi này không vượt quá mức chi theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

Quy định về tính thuế TNCN tại TT 111:

Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
....

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
....
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
...
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
...
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Quy định về tính thuế TNDN

Nếu cho kỳ tính thuế 2014 (TT 78):

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế


2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
........
Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

Nếu cho kỳ tính thuế 2015 trở đi áp dụng TT 96:

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Điều 6.
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
....
Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.

Như vậy theo quy định hiện hành thì toàn bộ khoản khoán công tác phí theo quy chế chi tiêu tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN (không khống chế mức tối đa), và không phải tính là thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN,[/QUOTE
Cho em hỏi: Như vậy khoán công tác phí thì không cần hóa đơn chứng từ gì mà chỉ cần: Quyết định đi công tác, visa để thể hiện ngày đi công tác và giấy đi đường, quy chế nội bộ của công ty về mức khoán công tác phí đi nước ngoài là được đúng không ạ? (Mức khoán theo như thông tư 102)
 
H

Hunghuongvp

Guest
29/9/15
2
0
1
31
Cho em hỏi là như vậy khoán công tác phí thì không cần các chứng từ chi thực tế mà chỉ cần quyết định cử đi công tác, giấy đi đường, visa, quy chế nội bộ về mức khoán công tác phí theo TT 102 là có thể đưa khoản khoán công tác phí vào CP hợp lý có đúng không ạ?
 
tieuthu_007

tieuthu_007

Cao cấp
10/8/06
523
128
43
Tp.HCM

[QUOTE="Hien, post:
Quy định về tính thuế TNCN tại TT 111:


Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
....

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
....
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
...
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
...
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Quy định về tính thuế TNDN

Nếu cho kỳ tính thuế 2014 (TT 78):

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế


2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
........
Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

Nếu cho kỳ tính thuế 2015 trở đi áp dụng TT 96:

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Điều 6.
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
....
Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.

Như vậy theo quy định hiện hành thì toàn bộ khoản khoán công tác phí theo quy chế chi tiêu tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN (không khống chế mức tối đa), và không phải tính là thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN,[/QUOTE]
Em có chút thăc mắc: VD quy chế nội bộ có quy định: Khi nhân viên đi công tác , ngoài khoản chi phí đi lại, lưu trú.. nói chung là thực phí công ty sẽ chi trả ra, nhân viên còn được hưởng 100.000/ngày. Khoảng phụ cấp thêm này có khi được trả trực tiếp lúc quyết toán, có khi được trả vào lương (có hiển thị trên bảng lương). Vậy khoản phụ cấp được nhận này vẫn không chịu thuế TNCN phải không ạ?
Em đọc nhưng vẫn không chắc chắn lắm.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA